Mới cập nhật

Thứ Năm, 18 tháng 10, 2012

Mạch điều khiển nhiệt độ không thay đổi



Mạch này dùng để điều chỉnh nhiệt độ thấp có thể sử dụng làm ỏn định nhiệt chính xác của mạch điện tử. Ví dụ trong bộ khuyếch đại tần số Radio làm ổn định nhiệt của mạch khuyếch đại

Chi Tiết...

Chủ Nhật, 19 tháng 8, 2012

Mạch điều khiển xe từ xa bằng sóng vô tuyến

(CadCamVietNam.com - Mạch điều khiển xe từ xa bằng sóng vô tuyến)
Ngày nay có rất nhiều thiết bị chuyển động không người lái được điều khiển từ xa đã ra đời. Nhóm thiết bị này có rất nhiều công dụng thực tế, nên ngày một phát tiển. Khởi đầu người ta chế tạo máy bay không người lái có tầm hoạt động ngắn, bây giờ thì nó có tầm hoạt động kinh người, rất xa. Với chúng ta Bạn có thể chế tạo xe 4 bánh, hay tàu nhỏ chạy trên mặt sông… và dùng sóng vô tuyến để điều khiển hành trình của nó, làm được các thiết bị này cũng thích lắm phải không?
Trong bài này, tôi giới thiệu đến Bạn 2 ic thông dụng dễ tìm được chế tạo dùng cho mục đích này. Dĩ nhiên Bạn cũng có thể biến cách dùng nó cho các công việc khác, nó dùng để làm công việc gì để có ích cho Bạn hoàn toàn tùy thuộc vào trí sáng tạo của riêng Bạn mà thôi. Hãy thử bắt đầu từ cái nhỏ nhất, ai biết được có thể ngày mai Bạn sẽ là nhà chế tạo các thiết bị hành trình xa đi vào vũ trụ xa xôi thì sao? Kinh nghiệm cho tôi biết, trong đời nhiều cái lớn lớn lắm đều bắt đầu từ những cái nhỏ xíu thôi…Có phải thế không?
Giới thiệu cặp ic SM6135/SM6136:
SM6136 dùng để mã hóa 5 lệnh dùng để điều khiển xe không người lái.

Sơ đồ các khối chức năng cho thấy: IC cần có xung nhịp, nên trong ic có khối dao động, tần số xung nhịp phụ thuộc vào trị điện trở gắn trên chân 11, 12. Mạch định thời dùng để phân phối thời gian điều khiển của các bộ phận. Ngả vào nhận 5 lệnh, với các chân:
* Chân 1 nhận lệnh quẹo phải.
* Chân 14 nhận lệnh quẹo trái.
* Chân 5 nhận lệnh chạy tới.
* Chân 4 nhận lệnh lùi lại.
* Chân 6 nhận lệnh gia tốc.
Các lệnh vào sẽ được chốt lại và cho mã hóa và xuất ra trên 3 đường:
* Chân 8 cho tín hiệu ra dạng mã không nằm trên tín hiệu điều chế.
* Chân 7 cho tín hiệu ra dạng mã nằm trên tín hiệu điều chế.
* Chân 10 dùng để điều khiển nguồn.
2 chân còn lại là:
Chân 2, dùng kiểm tra bên trong ic.
Chân 13, dùng để thử ic.
ic SM6136 làm việc với chân 3 nối masse và chân 9 nối nguồn, mức nguồn nuôi từ 2.4V đến 5V.
SM6135 dùng giải mã 5 lệnh để xe không người lái có thể chạy tới, lùi lại, quẹo trái, quẹo phải và gia tốc.

Trong ic có 2 tầng khuếch đại đảo, ở tầng đảo 1, tín hiệu vào trên chân 14 và ra trên chân 15, ở tầng đảo 2 tín hiệu vào trên chân 16 và ra ở chân 1.
Trong ic cần có xung nhịp, tần số xung nhịp phụ thuộc vào trị của điện trở trên chân 4 và chân 5.
Tín hiệu giải mã cho vào trên chân 3. Chân 8 dùng làm ngả ra của dòng xung nâng áp. Chân 9 dùng chọn cấp biến tốc, ic có 2 cấp biến tốc, nếu chân này bỏ trống nghĩa là bạn muốn chọn chỉ 1 cấp biến tốc mà thôi.
IC làm việc với chân 2 nối masse và chân 13 nối vào đường nguồn dương. Nguồn làm việc của ic từ 2.4V đến 5V.
Cách kiểm tra ic Phát mã lệnh (SM6136) và ic chấp hành (SM6135): Nếu Bạn có 2 ic này trong tay, Bạn có thể gắn nó lên bo test và cho nối mạch như hình vẽ sau. Ở đây Bạn chú ý đến cách chọn tần số bên ic phát và tần số bên ic nhận phải trùng khớp nhau, trong mạch gắn 2 biến trở:
* Biến trở 300K trên chân 11, 12 của ic SM6136 dùng chỉnh tần số xung nhịp bên phát.
* Biến trở300K trên chân 4, 5 của ic SM6135 dùng chỉnh tần số xung nhịp bên nhận.
Nếu tần số 2 ic đã tương hợp, lúc này một nút nhấn bến ic phát sẽ làm sáng một Led tương ứng bên ic nhận. Khi Bạn nhấn:
Nút nhấn trên chân 1 của SM6136 thì Led quẹo phải (Right) trên SM6135 sẽ sáng.
Nút nhấn trên chân 14 của SM6136 thì Led quẹo trái (Left) trên SM6135 sẽ sáng.
Nút nhấn trên chân 5 của SM6136 thì Led chạy tới (Forward) trên SM6135 sẽ sáng.
Nút nhấn trên chân 4 của SM6136 thì Led lùi xe (Backward) trên SM6135 sẽ sáng.
Nút nhấn trên chân 12 của SM6136 thì Led tăng tốc (Turbo) trên SM6135 sẽ sáng.

Qua kết quả thực nghiệm trên, chúng ta có thể kết luận cặp ic phát – nhận này đều tốt.
Mạch điện thực hành:
Bên phát:

Giải thích sơ đồ mạch phát với ic SM6136C: Trên mạch này Bạn có 5 nút nhấn dùng phát lệnh điều khiển, tín hiệu ra trên chân 8 (Signal Out) đưa và chân B của transistor cao tần Q2, tín hiệu được cho đặt lên sóng mang tần số cao rồi cho phát ra từ Anten.
Q1 là transistor dùng tạo ra tín hiệu tần số cao RF, dùng làm sóng mang. Điện trở 220K dùng cấp dòng phân cực cho chân B, điện trở 100 ohm định dòng chân E, cuộn cảm L1 dùng lấy tín hiệu trên chân C. Tụ 68pF lấy tín hiệu hồi tiếp thuận để tạo dao động, tần số xác định theo thạch anh, ở đây Bạn cho phát lệnh với sóng mang có tần số hợp pháp là 27MHz. Tín hiệu dao động lấy ra trên chân C qua tụ liên lạc 47pF đưa vào chân B của Q2 để làm sóng mang, nó sẽ mang tín hiệu mã lệnh và qua Anten phát vào không gian.
Q2 là tầng khuếch đại RF được phân cực cho làm việc ở hạng C. Chân B có điện trở33K ổn định ngả vào, tụ 68pF giảm biên và lọc nhiễu, chân E có mạch tự phân cực với điện trở 100 ohm và tụ 203pF, tín hiệu RF (có mang mã lệnh) lấy ra trên chân C với cuộn cảm L2, qua tụ liên lạc 151pF, rồi qua mạch lọc hài với tụ 151pF, L3 và tụ 100pF, tín hiệu đưa lên Anten phát vào không gian.
Mạch làm việc với nguồn nuôi 9V, có Led chỉ thị với điện trở hạn dòng 1.5K. Dùng mạch ổn áp với điện trở định dòng 390 ohm và diode zener 3V lấy áp cấp cho ic SM6136 trên chân 9. Tụ 47uF và tụ 203pF dùng ổn áp và lọc nhiễu.
Ghi chú quan trọng: Bạn dùng một biến trở 300K gắn trên chân 14, 15 và điều chỉnh biến trở này để có xung nhịp trong ic làm việc ở tần số 190KHz.
Bên thu:

Giải thích mạch điện bên thu với ic SM6135: Tín hiệu thu vào qua ngả Anten cho vào chân E của Q1 để được khuếch đại và tách sóng (dùng kiểu tách sóng tự phách). Trên chân B của Q1 được cấp phân cực với điện trở R1 và tụ lọc 47uF. Chân E định dòng làm việc với điện trở 460 ohm và tụ 222pF, cuộn cảm L2 dùng lấy tín hiệu. Trên chân C có mạch điều hưởng L1, C2 dùng tạo ra tín hiệu RF, tụ hồi tiếp C1 dùng phát sinh dao động tự phách. Điện trở 3.3K dùng lấy tín hiệu mã lệnh đã được tách ra khỏi sóng mang RF để rồi qua tụ liên lạc 104pF, điện trở giảm biên 2.2K vào chân 14 của ic SM6135.
Tín hiệu mã lệnh vào trên chân 14, qua tầng khuếch đại đảo 1 cho ra trên chân 15. Điện trở 2.2Mohm và tụ 510pF dùng lấy tín hiệu hồi tiếp nghịch ổn định hoạt động của tầng đảo 1. Tín hiệu lại qua tụ liên lạc 104pF và điện trở giảm biên 2.2K vào tầng đảo 2 trên chân 16, sau khi được khuếch đại ra ở chân 1, điện trở 2.2Mohm dùng lấy tín hiệu hồi tiếp nghịch để định độ lợi cho tầng đảo 2. Tín hiệu mã lệnh ra ở chân số 1, qua mạch lọc nhiễu với điện trở 2.2K và tụ 102pF, trở vào ic trên chân số 3. Trong ic tín hiệu này sẽ được giải mã để xác định nội dung của mã lệnh và cho chân hành.
Trên 2 chân 10, 11 người ta xuất điện áp dùng để cấp cho cầu khuếch đại với 6 transistor để cấp dòng cho motor DC tạo lực chạy tới (khi motor quay theo chiều thuận) hay lui (khi đảo chiều motor, motor quay theo chiều ngược lại). Các điện trở 10K dùng để hạn dòng chân B cho các transistor thúc, các điện trở 100 trên chân C dùng giảm công suất tác động lên tầng thúc.
Trên 2 chân 6, 7 người ta xuất điện áp dùng để cấp cho cầu khuếch đại với 6 transistor để cấp dòng cho motor DC tạo lực quẹo phải (khi motor quay theo chiều thuận) hay quẹo trái (khi đảo chiều motor, motor quay theo chiều ngược lại). Các điện trở 10K dùng để hạn dòng chân B cho các transistor thúc, các điện trở 100 trên chân C dùng giảm công suất tác động lên tầng thúc.
IC làm việc với mức nguồn 4.5V, cấp thẳng cho tầng khuếch đại cầu. Trên đường nguồn đặt mạch lọc với điện trở 100 đến 300 và các tụ lọc 104, và tụ 220uF.
Ghi chú quan trọng: Bạn dùng một biến trở 300K gắn trên chân 4, 5 và điều chỉnh biến trở này để có xung nhịp trong ic làm việc ở tần số 190KHz (ở đây chọn điện trở cố định là 200K).
Bạn nhớ tần số xung nhịp của 2 ic SM6136 và SM6135 phải trùng hợp nhau, nếu không mạch sẽ không hoạt động đúng với ý muốn của Bạn.
Hoạt động của cầu khuếch đại dùng để cấp dòng cho các motor DC nhỏ được giải thích như sau:

Bạn thấy khi Vin+ ở mức áp thấp, nó sẽ làm tắt Q3, Q1 và Q5, lúc này Vin- lên mức áp cao nó sẽ làm bão hòa các transistor Q6, Q4 và Q2. Vậy bên trái của motor nối với nguồn 4.5V và bên phải cho nối với masse. Motor sẽ quay theo chiều qua trái (Bạn xem hình).

Ngược lại, khi Vin+ lên mức áp cao, nó sẽ làm bão hòa Q3, Q1 và Q5, lúc này Vin- xuống mức áp thấp nó sẽ làm ngưng dẫn các transistor Q6, Q4 và Q2. Vậy bên phải của motor nối với nguồn 4.5V và bên trái cho nối với masse. Motor sẽ quay theo chiều qua phải (Bạn xem hình).
Ghi chú: các kết quả tính toán trên là lấy từ trình PSpice của OrCAD. Nếu thích PSpice Bạn hãy tìm đọc các bài viết có liên hệ, cũng trong mục “Trao đổi học tập” này. PSpice sẽ cho Bạn định lượng được các mạch điện mà Bạn có.
Tóm lại, bằng cách thay đổi mức áp cao thấp trên 2 ngả vào chúng ta có thể làm thay đổi điện áp DC cấp cho motor và làm thay đổi các trang thái của motor, có thể giữ cho motor dừng, với mức áp ở 2 ngả vào cùng thấp, hay làm cho motor quay với mức áp bên cao bên thấp.
Tạm kết, qua phần trình bày trên, Bạn thấy cách ráp mạch điện này quá đơn giản phải không? Nếu thích thì hãy thử xem sao!
Chi Tiết...

Thứ Hai, 6 tháng 8, 2012

Máy đo ứng suất - Sản phẩm của Moldex3D

Ứng suất là gì?

Trước khi định nghĩa về Ứng suất, ta phải hiểu về Nội lực trước.
" Ta định nghĩa: Nội lực là lượng thay đổi những lực tương tác giữa các phần tử vật chất của vật thể. Theo định nghĩa này, ta thừa nhận nguyên lý: Vật thể ở trạng thái tự nhiên - nghĩa là ở trạng thái ban đầu, khi chưa có lực tác động bên ngoài, nội lực trong hệ bằng không."
"Ta định nghĩa Ứng suất toàn phần p tại điểm đang xét là nội lực trên một đơn vị diện tích:
p = d(p)/d(A). Tứ nguyên của ứng suất là [ Lực/ [Chiều dài]^2 ]

Vậy bạn nên hiểu Ứng suất chỉ xuất hiện bên trong hệ, do nội lực gây ra trên một đơn vị diện tích. Không nên hiểu Ứng suất là lực trên diện tích giống như Áp suất, hai khái niệm này khác nhau !

Giới thiệu sản phẩm máy đo ứng suất

Với thời gian đưa ra thị trường nhanh nhất, người thiết kế cần phát triển sản phẩm mới trong thời gian ngắn nhất, và nhà sản xuất cần giảm thời gian sản xuất, và gặp phải những yêu cầu khắc khe cho kế hoạch tiếp thị của thương mại mới. Chính vì vậy, tốc độ ép phun cao và thời gian làm nguội ngắn trở nên cần thiết khi chúng ta đề cập đến cải tiến khả năng sản xuất và tính cạnh tranh.

Tuy nhiên với sản phẩm nhựa, tốc độ ép phun vượt quá hoặc làm nguội không đều sẽ tồn tại ứng suất dư trong khi ép phun. Ứng suất dư không chỉ ảnh hưởng độ bền của sản phẩm, mà còn dẫn đến khó khăn trong việc gia công sau này. Chỉ khi chúng ta biết rõ nguyên nhân, vị trí và loại ứng suất dư trên sản phẩm nhựa, chúng ta có thể phân tích hiệu quả và tìm ra vấn đề trên thiết kế sản phẩm và quá trình sản xuất.

Cách giải quyết đơn giản nhất và nhanh nhất cho vấn đề trên là máy xem ứng suất Moldex3d. Với công cụ này, sự phân bố ứng suất của ứng suất dư trên sản phẩm trong suốt có thể nhìn thấy trực tiếp. Do đó, bạn có thể hài lòng với sản phẩm của mình, cải thiện chất lượng sản phẩm, giá thành thấp hơn và nâng cao tính cạnh tranh.



Chi Tiết...

Thứ Năm, 2 tháng 8, 2012

Hoc CNTT

Công nghệ thông tin (CNTT) là một thuật ngữ phổ biến hiện nay. Bài viết này tôi sẽ giới thiệu về tài liệu học CNTT gồm tổng quan về CNTT và công nghệ phần mềm.
CNTT là tập hợp các ngành khoa học kỹ thuật nhầm giải quyết vấn đề thu nhận thông tin, quản lý thông tin, xử lý thông tin, truyền thông tin và cung cấp thông tin. Trước đây, CNTT thường được gọi bằng thuật ngữ “Tin học”. Theo từ điển Larouse thì: “Tin học là ngành khoa học xử lý thông tin bằng máy tính điện tử”
Hoc-CNTT
Một định nghĩa khác: “Ngành khoa học kĩ thuật nghiên cứu về thông tin và các quá trình xử lí thông tin tự động. tin học có nguồn gốc từ các tính toán toán học và lôgic kí hiệu. Các kết quả nghiên cứu lí thuyết về thuật toán và nguyên lí hoạt động của máy tính do Turinh (A. Turing) và Phôn Noiman (J. von Neumann) đề xuất…, kết hợp với những tiến bộ kĩ thuật về điện tử và cách biểu diễn thông tin bằng tín hiệu điện tử đã dẫn tới sự ra đời của các máy tính điện tử đầu tiên vào cuối những năm 1940.
Cùng với những tiến bộ nhanh chóng của kĩ thuật máy tính điện tử, tin học đã dần dần hình thành và phát triển thành ngành khoa học độc lập từ những năm 1960. Nội dung của tin học là việc mô phỏng các cơ chế hoạt động thông tin của bộ óc con người, trên cơ sở đó tạo ra các máy móc thực hiện tự động các quá trình xử lí thông tin và tri thức với tốc độ nhanh, khả năng lưu trữ thông tin lớn, từ đó mở rộng ứng dụng vào mọi lĩnh vực hoạt động của con người. Các lĩnh vực nghiên cứu chủ yếu của tin học bao gồm: thuật toán và cấu trúc dữ liệu, kiến trúc máy tính, hệ điều hành, tính toán số và kí hiệu, ngôn ngữ lập trình, phương pháp luận và công nghệ phần mềm, cơ sở dữ liệu và các hệ tìm kiếm thông tin, trí tuệ nhân tạo và người máy, giao tiếp người – máy”
Trước kia người ta mới chỉ quan tâm tới xử lý số cho các thông tin chữ và số vì khả năng các thiết bị tin học mới chỉ xử lý được các loại thông tin này. Nhu cầu đã đòi hỏi con người phải xử lý thông tin đa dạng hơn như thông tin đồ hoạ, hình ảnh động, âm thanh. Đến nay, các thể loại thông tin mà con người có thể cảm nhận được đều đã xử lý ở dạng số; đáng kể là các thông tin đồ hoạ ở dạng raster và vector, các thông tin multimedia ở dạng âm thanh, hình ảnh động v..v.. Trong các dạng thông tin trên người ta rất cần quan tâm tới các thông tin về không gian mà trên đó con người đang sống : các thông tin địa lý. Các thông tin này có liên quan trực tiếp tới hoạt động của con người và giúp chúng ta những quyết định chính xác về hành động của mình tác động vào môi trường.
Hoc CNTT - Hoc cong nghe thong tin
CNTT là một ngành nghề rộng lớn, bước chân vào ngành học CNTT bạn có thể làm những gì:
Lập trình:
Hiện nay, nghề lập trình đang phát triển rất mạnh tại nước ta. Công việc chình của lập trình viên là sử dụng những công cụ và ngôn ngữ lập trình để phân tích, thiết kế và tạo ra những phần mềm, website, trò chơi… cung cấp cho thị trường.
Quản trị mạngbảo mật thông tin:
Ngày nay, hầu hết các công ty, doanh nghiệp, tổ chức đều có hệ thống máy tính và có thể kết nối mạng. những người quản trị hệ thống máy tính và an ninh mạng có nhiệm vụ đảm bảo cho hệ thống luôn vận hành suôn sẻ, giải quyết trục trặc khi hệ thống gặp sự cố và đảm bảo hệ thống không bị virus tấn công, hacker ăn cắp dữ liệu, duy trì tính an toàn, bảo mật của toàn hệ thống.
Thiết kế giải pháp tích hợp
Để thiết kế giải pháp tích hợp đòi hỏi phải am hiểu cả về phần cứng và phần mềm.
Những chuyên gia công nghệ thông tin này có khả năng thiết kế ra các giải pháp trọn gói cho một công ty, tổ chức cả về phần cứng lẫn phần mềm dựa trên yêu cầu cụ thể.
Hiện tại, khi ranh giới giữa phần cứng và phần mềm đã được thu hẹp, giải pháp tích hợp là một trong những đòi hỏi thường thấy đối với ngành CNTT.
Công nghệ phần mềm (CNPM) là nghiên cứu và phát triển các phương pháp, kĩ thuật và công cụ nhằm xây dựng các phần mềm một cách kinh tế, có độ tin cậy cao và hoạt động hiệu quả. CNPM bao gồm thiết kế, xây dựng và bảo trì các phần mềm phức tạp, bền vững và chất lượng.
Mục đích của CNPM là áp dụng thực tế các kiến thức khoa học, các nguyên tắc kinh tế, các kỹ thuật và công cụ thích hợp để sản xuất và bảo trì các phần mềm nhằm đảm bảo các yêu cầu của người sử dụng. Phần mềm phải đạt được các tiêu chuẩn về chất lượng và giá thành phải nằm trong giới hạn đặt ra, tiến độ xây dựng phần mềm phải đảm bảo.
Các nguyên tắc của CNPM:
-Chặt chẽ
-Chia nhỏ
-Mô-đun hóa
-Trừa tượng
-Phòng ngừa sự thay đổi
-Giải quyết từng bước
-Tổng quát hóa
Đây là tài liệu chi tiết về CNPM, các bạn có thể download tại link sau: http://www.mediafire.com/?g3zg9lk4dexzc7b
Tôi sẽ cập nhật thêm tài liệu học CNTT ở các bài viết sau!
Chi Tiết...

Thứ Năm, 19 tháng 7, 2012

Tổng quan về quản trị mạng

Tổng quan và những khái niệm cơ bản nhất để các bạn có thể tìm hiểu và bắt đầu học quản trị mạng:
Quản trị mạng được định nghĩa là các công việc quản trị mạng lưới bao gồm cung cấp các dịch vụ hỗ trợ, đảm bảo mạng lưới hoạt động hiệu quả, đảm bảo mạng lưới cung cấp đúng chỉ tiêu định ra.
Hoc quan tri mang
Có thể khái quát công việc quản trị mạng bao gồm:
-Quản trị cấu hình, tài nguyên mạng: Bao gồm các công tác quản lý, kiểm soát cấu hình, quản lý tài nguyên cấp phát cho các đối tượng sử dụng khác nhau.
-Quản trị người dùng, dịch vụ mạng: bao gồm các công tác quản lý người sử dụng trên hệ thống và đảm bảo dịch vụ cung cấp có độ tin cậy cao, chất lượng đảm bảo theo đúng các chỉ tiêu đã đề ra.
-Quản trị hiệu năng, hoạt động mạng: bao gồm các công tác quản lý, giám sát hoạt động mạng lưới, đảm bảo các hoạt động của thiết bị hệ thống ổn định.
-Quản trị an ninh, an toàn mạng: bao gồm các công tác quản lý, giám sát mạng lưới, các hệ thống để đảm bảo phòng tránh các truy nhập trái phép. Việc phòng chống, ngăn chặn sự lây lan của các loại virus máy tính, các phương thức tấn công như Dos làm tê liệt hoạt động của mạng cũng là một phần rất quan trọng trong công tác quản trị, an ninh, an toàn mạng.
Đây là tài liệu tổng quan để các bạn có thể tự học quản trị mạng: http://www.mediafire.com/?9d97mmkjmvnhjh4
Quản trị mạng có thể chia làm 2 mảng chính: Quản trị mạng văn phòng và quản trị hệ thống lớn.
-Quản trị mạng văn phòng thì cần nhiều kiến thức lặt vặt kể cả sửa chữa máy tính, nhưng phải sử dụng thành thạo Win2k3, WinXP. Với Win2k3 thì quá nhiều thứ phải làm rồi, quản trị web site, bảo mật hệ thống, ngoài ra nếu sử dụng tốt Unix là lợi thế lớn. Kiến thức chủ yếu dùng cho quản trị mạng văn phòng thì dùng đồ Microsoft là chủ yếu.
-Quản trị hệ thống lớn thì yêu cầu kiến thức rất cao cấp. Muốn quản trị được những hệ thống như vậy trước hêt phải nắm vững kiến thức cơ bản rất chắc như CCNA, và phải được tiếp xúc với những thiết bị cao cấp của Cisco hay một số hãng lớn chuyên về mạng như Nortel, Alcatel,…. Để quản trị được hệ thống lớn cỡ như Data Center thì cần có kinh nghiệm thực tế rất nhiều và kiến thức cũng rất lớn về Unix, Sun, Firewall, Security, Storage,…
Các yêu cầu để học quản trị mạng:
Hoc quan tri mang o dau tot nhat
Một trong những thắc mắc “kinh điển” khi chúng ta muốn học bất cứ điều gì, đó là: điều kiện (về trình độ) để theo học là như thế nào? Trong bối cảnh IT phát triển quá nhanh, người học đôi khi chỉ kịp rèn luyện theo một vài sản phẩm đã đủ hết thời gian. Cho nên thỉnh thoảng vẫn thấy một lập trình viên chưa biết gõ… Word, hay một chuyên viên mạng không biết hệ số nhị phân. Trước khi tìm hiểu nên học gì, chúng ta phải hiểu rõ xuất phát điểm của mình.
Để có thể theo đuổi việc học quản trị mạng, trước hết, bạn phải sử dụng máy tính tương đối thành thạo. Ở đây không cần bạn phải giỏi về Office (nghĩa là không tới phải có chứng chỉ A quốc gia), mà đòi hỏi bạn phải nắm được những kiến thức cơ bản về cấu trúc máy tính, biết chút ít về phần cứng, về chuyện lắp ráp, cài đặt. Vì điều này cũng khó kiểm tra, cho nên một số nơi đào tạo yêu cầu bạn có bằng A quốc gia, thật ra là muốn đảm bảo bạn đã “xài” máy tính trên 6 tháng và sẽ bổ sung những kiến thức bạn còn thiếu trong quá trình dạy.
Trong đó, khái niệm và thao tác với file, folder, hệ điều hành, các thiết bị như card màn hình, CD-ROM là rất quan trọng. Bạn có thể không biết vẽ đồ thị trong Word, nhưng bạn phải biết driver là gì, cài đặt ứng dụng ra sao. Một kỹ năng khác mà các khóa học chuẩn ít khi đề cập, nhưng chúng tôi lại thấy khá quan trọng, là việc sử dụng Internet. Bạn nên biết những ý niệm chung về domain name, về e-mail và biết cách tìm kiếm thông tin trên mạng.
Một yếu tố khác cần quan tâm là khả năng đọc hiểu tiếng Anh chuyên ngành. Cho dù chương trình đào tạo đã được Việt hóa, khả năng Anh ngữ vẫn cần thiết để tự học, tìm tòi sách trên mạng. Chỉ sử dụng sách tiếng Việt thì không đủ để cập nhật kiến thức mới. Ngoài ra, bạn sẽ có một lợi thế nếu biết về các hệ cơ số, nhất là hệ nhị phân.
Học quản trị mạng ở đâu tốt nhất?
Ở Việt Nam cùng với sự bùng nổ internet vài năm gần đây thì nhu cầu tuyển dụng các doanh nghiệp liên quan đến các lĩnh vực quản trị mạng, thương mại điện tử ngày càng nhiều, các bạn nên tìm cho mình các trung tâm đào tạo uy tín để có một khỏi đầu vững chắc!
Chi Tiết...

Chủ Nhật, 15 tháng 7, 2012

Tầm quan trọng của bảo mật mạng?

Bảo mật mạng là một trong những lĩnh vực mà hiện nay giới công nghệ thông tin khá quan tâm. Một khi internet ra đời và phát triển, nhu cầu trao đổi thông tin trở nên cần thiết. Mục tiêu của việc nối mạng là làm cho mọi người có thể sử dụng chung tài nguyên từ những vị trí địa lý khác nhau. Cũng chính vì vậy mà các tài nguyên cũng rất dễ dàng bị phân tán, dẫn một điều hiển nhiên là chúng sẽ bị xâm phạm, gây mất mát dữ liệu cũng như các thông tin có giá trị. Càng giao thiệp rộng thì càng dễ bị tấn công, đó là một quy luật. Từ đó, vấn đề bảo vệ thông tin cũng đồng thời xuất hiện. Bảo mật ra đời.
Tất nhiên, mục tiêu của bảo mật không chỉ nằm gói gọn trong lĩnh vực bảo vệ thông tin mà còn nhiều phạm trù khác như kiểm duyệt web, bảo mật internet, bảo mật http, bảo mật trên các hệ thống thanh toán điện tử và giao dịch trực tuyến….
Theo một cuộc khảo sát được Viện Bảo mật máy tính CSI tiến hành năm 2003, có tới 78% máy tính bị tấn công qua mạng Internet (năm 2000 là 59%). Ngày nay, thậm chí cả những doanh nghiệp nhỏ nhất cũng cảm thấy họ cần phải thực hiện các hoạt động kinh doanh trực tuyến, và kéo theo đó nhiều nhân tố cần phải đảm bảo cho mô hình này.
Tuy nhiên, theo Jim Browning, phó chủ tịch kiêm giám đốc nghiên cứu SMB của Gartner, hầu hết các doanh nghiệp không nhìn nhận đúng mực tầm quan trọng của bảo mật, họ thường xem nhẹ chúng trong khi đáng ra đó phải là ưu tiên hàng đầu khi tiến hành các hoạt động trực tuyến.
Nếu không được bảo vệ đúng mực, mỗi phần của hệ thống mạng đều trở thành mục tiêu tấn công của tin tặc, của đối thủ cạnh tranh, hay thậm chí là cả nhân viên trong công ty. Mặc dù trong năm 2005 có tới 40% SMB thực hiện quản lý mạng bảo mật và sử dụng Internet nhiều hơn nhưng theo thống kê của Gartner, hơn một nửa trong số họ thậm chí không biết là mình bị tin tặc tấn công.
Những nguyên tắc và hướng dẫn sau sẽ giúp tiếp cận và giải quyết các vấn đề bảo mật theo đúng hướng:
Sự hưởng ứng của tầng lớp lãnh đạo
Nguyên tắc đầu tiên là người lãnh đạo công ty phải nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề bảo mật.
Lý do: Thứ nhất, chiến lược bảo mật phải là một chức năng của chiến lược kinh doanh. Hay nói một cách đơn giản, mục đích của chức năng bảo mật là đảm bảo độ an toàn cho các hoạt động kinh doanh. Điều này có nghĩa hiểu được chiến lược, tiếp cận và ưu tiêu hoá hoạt động kinh doanh là ưu cầu cần có để thiết lập chính sách và chi phí cho bảo mật.
Lý do thứ hai là chính sách doanh nghiệp cần phải được đặt lên hàng đầu. Tuy nhiên, phần lớn các chính sách lại không coi trọng khía cạnh bảo mật hoặc khuyến khích phát triển đội ngũ quản lý IT. Không một phân tích nào của quản trị hệ thống có thể thay thế cho một lời nói của cấp lãnh đạo rằng: “Bảo mật rất quan trọng với chúng ta, và đó cũng là lý do tại sao chúng ta phải làm vậy”. Sự tham gia và ủng hộ từ mức quản lý cao nhất đảm bảo sự tham gia và thi hành của tất cả nhân viên công ty trong nỗ lực xây dựng chính sách an toàn bảo mật.
Bổ nhiệm chuyên gia bảo mật
Khi đã xem xét tới việc cải thiện mạng lưới và an toàn thông tin, một câu hỏi thường được đặt ra là: “Bao nhiêu % nhân viên sẽ nghiêm chỉnh thực hiện các quy định bảo mật?”. Câu trả lời “Không” thường không phải là giải pháp tích cực nhưng có rất nhiều công ty đưa ra đáp án này. Với các doanh nghiệp nhỏ, việc có hẳn một nhóm bảo mật là điều xa xỉ và hầu như chẳng ai có đủ kinh phí để làm một việc như thế.
Nhưng tại sao lại không có hẳn một người đảm nhận công việc này, hoặc thậm chí là kiêm nghiệm? Một người chẳng tốt hơn là không có người nào? Ai sẽ là người đảm nhận công việc đó, và nội dung công việc cần phải báo cáo với ai? Một số doanh nghiệp thường giao việc bảo mật cho phòng/ban IT; nhưng doanh nghiệp khác lại quy cho bộ phận tài chính. Một số khác có chuyên gia bảo mật thì chịu trách nhiệm báo cáo trực tiếp với CEO (giám đốc điều hành). Tuy nhiên, câu trả lời cho vấn đề này lại không quan trọng bằng việc hiểu được vai trò thực sự của chuyên gia bảo mật trong doanh nghiệp, đó là chuyên gia đó có vai trò gì và như thế nào.
Vai trò của chuyên gia bảo mật
Chuyên gia bảo mật ít nhất phải dành một phần thời gian đáng kể cho việc nghiên cứu các vấn đề bảo mật. Nhận biết được tầm quan trọng của bảo mật và các nguyên tắc liên quan sẽ là bước đi quan trọng trong việc củng cố và nâng cao tính an toàn thông tin doanh nghiệp.
Thứ hai, những chuyên gia bảo mật được bổ nhiệm cần phải có quyền hạn nhất định đối với các vấn đề bảo mật, và quyền hạn này cần phải được công nhận rộng rãi trong nội bộ công ty.
Về trách nhiệm, dựa trên những bàn bạc và thảo luận với người quản lý hoặc qua hiểu biết về kinh doanh, chuyên gia bảo mật cần xác định được những rủi ro bảo mật hàng đầu đối với công ty. Chuyên gia này cần thảo ra các kế hoạch giảm thiểu rủi ro tới mức có thể chấp nhận được với khoản kinh phí và thời gian tương xứng. Một vấn đề phát sinh có thể cần tới 12 tháng mới giải quyết xong, nhưng cũng có thể chỉ mất 3 tháng với điều kiện kinh phí bỏ ra cao hơn. CEO sẽ là người cuối cùng đưa ra quyết định đối với các rủi ro theo kiểu phải chi phí tốn kém như thế này sau khi xem xét kỹ lưỡng khả năng và nguồn lực của toàn bộ doanh nghiệp.


Bảo mật là Đường đi chứ không phải Đích đến
Bảo mật là vấn đề thuộc về mức độ chứ không phải là trạng thái. Không có một sản phẩm đơn lẻ nào, nhân sự hoặc chính sách nào có thể cung cấp sự an toàn triệt để về bảo mật. Bất cứ công ty nào cũng có thể cải thiện được mức an toàn thông tin bằng cách tuân thủ quy trình 3 bước đơn giản sau:
- Phát triển chính sách và những yêu cầu cần thiết
- Thực thi giải pháp
- Kiểm chứng kết quả
Quy trình trên cần thực hiện lặp đi lặp lại, và kết quả của nó sẽ giúp cải thiện mức độ bảo mật của doanh nghiệp.
Nguồn: baomatmang.org
Chi Tiết...

Thứ Bảy, 26 tháng 5, 2012

Giáo trình điện tử cơ bản

Giáo trình điện tử cơ bản
  1. Cấu kiện điện tử - Dư Quang Bình
  2. Cấu kiện điện tử - Phạm Thanh Huyền
  3. Chuyen mach - Nguyen Duy Nhat Vien
  4. Điện tử căn bản - Trương Minh Tới
  5. Điện tử căn bản - Xuân Vinh
  6. Điện tử công nghiệp - Vũ Quang Hồi
  7. Điện tử công suất - Đoàn Quang Vinh
  8. Điện tử công suất - Huỳnh Văn Kiểm
  9. Điện tử công suất - Nguyễn Bính
  10. Điện tử công suất - Tô Hữu Phúc
  11. Điện tử công suất 1- Nguyễn Văn Nhờ
  12. Điện tử công suất 2- Chưa Biết
  13. Điện tử công suất 1 - Lê Văn Doanh
  14. Điện tử công suất 2 - Lê Văn Doanh
  15. Điện tử số - Đại học Bách Khoa Hà Nội
  16. Điện tử số - Trần Thị Thúy Hà
  17. Điện tử ứng dụng - Chưa biết
  18. Điện tử ứng dụng trong kỹ thuật điều khiển và tự động hóa - Nguyễn Hoàng Mai
  19. Kỹ thuật điện tử - DHNT
  20. Kỹ thuật điện tử - Lê Xứng
  21. Kỹ thuật mạch điện tử - DHGTVT Hà Nội(2005)
  22. Kỹ thuật mạch điện tử - Trương Văn Tám
  23. Kỹ thuật số - Chưa biết
  24. Kỹ thuật số - Nguyễn Trọng Hòa
  25. Kỹ thuật số - Nguyễn Trung Lập
  26. Kỹ thuật xung số - Lương Ngọc Hải
  27. Kỹ thuật xung số - Nguyễn Văn Hội
  28. Linh kiện điện tử - Trương Văn Tám
  29. Lý thuyết mạch - Nguyễn Trung Lập
  30. Op Amp applications handbook
  31. OPAMP tutorial for VAGAM - Nguyen Triet
  32. Transistor lưỡng cực BJT(Bipole transistor) - Bùi Như Cao
  33. Vi điều khiển - Lê Xứng

+ Tra cứu linh kiện - Bài tập - Bài giải - Đề thi và một số tài liệu khác:

Link dự phòng:
Chi Tiết...